KHÁI NIỆM NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG

Ngày đăng: 19/03/2024

CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU PHÚC TRÍ GROUP

Địa chỉ: Toà nhà Vàng Đen, An Hưng, AN Dương, Thành phố Hải Phòng

TỔNG KHO NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG MIỀN BẮC

LH 0988941820 MS TRANG

website: http://phuctrigroup.com

NHŨ TƯƠNG NHỰA ĐƯỜNG

     1. Khái niệm

     – Nhũ tương nhựa đường là hỗn hợp: NHỰA ĐẶC nghiền Dung môi NƯỚC + Chất nhũ hóa

     – Nhũ tương nhựa đường (Emulsified Asphalt) là hỗn hợp gồm hai chất lỏng (nhựa đường và nước) không hòa tan lẫn nhau. Nhựa đường (dạng hạt đường kính 0,1 – 5 micron) phân tán vào trong nước. Các hạt nhựa đường được giữ ở trạng thái lơ lửng tích điện và được ổn định bằng chất nhũ hóa (có tác dụng hoạt tính bề mặt).

     – Hình thành liên kết: khi nhũ tương nhựa đường được trộn với cốt liệu khoáng hoặc được phun lên bề mặt đường, nước sẽ bốc hơi, chất nhũ hóa thấm vào cốt liệu khoáng, nhũ tương nhựa đường sẽ bị phân tách, những hạt nhựa đường nhỏ li ti sẽ dịch lại gần nhau hình thành lớp mỏng, dày đặc trên bề mặt các hạt cốt liệu khoáng => hình thành liên kết.

     – Nhũ tương nhựa đường axít được sản xuất từ loại nhựa đường có độ cứng lớn (có độ kim lún nhỏ hơn hoặc bằng 100, 0,1 mm).

     2. Phân loại

     2.1 Theo cấu trúc hạt keo 

     – Nhũ tương nhựa đường thuận

     – Nhũ tương nhựa đường nghịch

     2.2 Theo gốc chất nhũ hóa 

     a) Nhũ tương nhựa đường kiềm – anionic emulsified asphalt (TCVN 13506 : 2022)

     Loại nhũ tương nhựa đường có sử dụng chất nhũ hóa có hoạt tính bề mặt mang i-on âm => do vậy nhũ tương nhựa đường có tính kiềm (hay gọi là Nhũ tương nhựa đường kiềm)

     Nhũ tương nhựa đường sử dụng chất nhũ hóa có hoạt tính bề mặt mang i-on dương, do đó nhũ tương nhựa đường có tính axít (hay còn gọi là Nhũ tương nhựa đường axít)

STT

Ký hiệu Loại Tính chất Thời gian phân tách tham khảo

Mục đích sử dụng

(tham khảo theo TCVN 8816:2011)

1

CRS-1

Nhũ tương nhựa đường axít phân tách nhanh 2giờ – 4giờ (nhũ tương dính bám chuyển sang màu đen)  
2 CRS-2 1giờ – 2giờ  
3 CMS-2 phân tách vừa    
4 CMS-2h    

5

CSS-1

phân tách chậm
(3giờ – 4giờ)
Thi công tối thiểu sau khi tưới thấm bám 12giờ  

6

CSS-1h

Thi công tối thiểu sau khi tưới thấm bám 12giờ  

7

CRS-1P

Nhũ tương nhựa đường Polime

(Ký hiệu P: là polime)
phân tách nhanh   – Tưới dính bám (tack coat) trên mặt đường mới xây dựng, mặt đường còn tốt khi xây dựng lớp phủ bê tông nhựa đặc biệt (lớp phủ mỏng tạo nhám, lớp phủ bê tông nhựa polime…) và lớp phủ bê tông nhựa trên đường có nhiều xe tải nặng, đường sân bay
– Láng nhựa (chip seal) với đường có lưu lượng xe trung bình

8

CRS-2P

  – Tưới dính bám (tack coat) trên mặt đường cũ, có hiện tượng nứt khi xây dựng lớp phủ bê tông nhựa đặc biệt (lớp phủ mỏng tạo nhám, lớp phủ bê tông nhựa polime…) và lớp phủ bê tông nhựa trên đường có nhiều xe tải nặng, đường sân bay
– Láng nhựa một lớp (chip seal) hoặc nhiều lớp (chip seals) với đường có lưu lượng xe lớn, đoạn đường dễ bị ùn tắc.

9

CMS-2HP

phân tách vừa   – Hỗn hợp đá-nhũ tương nhựa nguội (cold mix)
– Vá ổ gà (patching, deep patching

10

CSS-1HP

phân tách chậm   – Làm lớp vữa nhựa (slurry seal)
– Làm lớp vữa nhựa polime (micro surfacing)
– Hàn gắn vết nứt mặt đường (crack seals).

Lưu ý:

     Hiện nay, các đặc tính nhựa đường, nhũ tương nhựa đường đã được cải tiến đáng kể, nên về cơ bản tính năng dính kết của nhựa lỏng và nhũ tương nhựa đường (nếu thi công đúng chỉ dẫn, cùng chủng loại) thì chất lượng không có nhiều sự khác biệt. Vì vậy khuyến cáo để lựa chọn thuộc về:

     + Điều kiện thi công: loại và tính chất bề mặt cốt liệu tưới (khô, ẩm, kín, hở), thời gian phải chờ để vật liệu phân tách/đông đặc hoàn toàn, công nghệ và thiết bị thi công,…

     + Nhiệt độ tưới (nhiệt độ môi trường hay nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất)

     + Giá thành.

     4. Quy trình sản xuất

 

Tham khảo:

[1] TCVN 13506 : 2022, Nhũ tương nhựa đường kiềm – yêu cầu kỹ thuật; [2] TCVN 8816 : 2011, Nhũ tương nhựa đường polyme gốc axit; [3] TCVN 8817-1 : 2011, Nhũ tương nhựa đường axit – Phần 1: Yêu cầu kỹ thuật;

 

Viết bình luận của bạn: